Thời gian: ½ ngày
Địa điểm: Tại nhà trường
1. Mục đích, ý nghĩa của chương trình.
- Giúp học sinh có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.
- Giúp học sinh nâng cao tư duy, khả năng sáng tạo.
- Giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc, có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc.
- Xây dựng kỹ năng tự phục vụ, chăm sóc bản thân, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nâng cao ý thức trong việc phòng chống dịch bệnh.
- Giúp học sinh hiểu và trân trọng những giá trị truyền thống văn hóa độc đáo của dân tộc, từ đó hình thành nên tình yêu quê hương đất nước, có những tình cảm tốt đẹp trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Phát huy và nâng cao tính xã hội, tính cộng đồng của từng thành viên trong tập thể.
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo, tạo tinh thần thoải mái sau những giờ học căng thẳng.
2- Cách thức tổ chức
- Thời gian tổ chức 01 buổi: Dao động từ 180- 230 phút.
- Không gian tổ chức được bố trí trong lớp học và ngoài sân trường, có căng bạt để che nắng, mưa khi hoạt động.
- Học sinh toàn trường được chia thành các đội nhỏ, mỗi đội từ 40-45 học sinh. Mỗi đội sẽ có 1 HDV phụ trách dẫn học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm. Tại mỗi hoạt động trải nghiệm có 1 HDV chốt điểm để hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Bố trí, sắp xếp các hoạt động. Đối với các trường có số lượng học sinh tham gia từ 600- 800 học sinh được bố trí sắp xếp cụ thể như sau:
3. Nội dung chương trình
Start: Các em học sinh tập trung trước sân khấu, cùng khởi động bằng vũ điệu dân vũ sôi động. Sau đó, nghe phổ biến chương trình, chia đội tham gia các phần hoạt động sau:
PHẦN 1: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Các em học sinh thực hiện các hoạt động sau:
1- Phân loại rác thải: Các em học sinh được hướng dẫn phân biệt các loại, các nhóm rác thải khác nhau, học cách phân loại rác thải tại nguồn.
2- Gấp túi giấy: Các em học sinh được hướng dẫn và thực hiện cách gấp 1 chiếc túi giấy để đựng vật dụng, học cách loại bỏ túi nylon dùng 1 lần.
3- Làm tranh gắn hạt và khung tranh: Trong phần này học sinh sẽ tự tay gắn hạt tạo nên bức tranh. Sau đó dùng tạo khung cho bức tranh. Sản phẩm do các em tự làm được mang về trang trí ở góc học tập.
4- STEAM - Tái chế rác thải nhựa: Từ những chai nhựa bỏ đi, nguy hại với môi trường, các em học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học trong các môn Toán, Mĩ thuật, Thủ công để tạo ra vật dụng hữu ích.
PHẦN 2: TRẢI NGHIỆM TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀ TEAMBUILDING
Trong phần hoạt động này, các em học sinh được:
1- Tìm hiểu và tham gia trải nghiệm các trò chơi dân gian đặc sắc như:
- Bịt mắt đánh trống/chiêng.
- Ném vòng cổ chai.
- Bắt chạch trong chum.
2- Tham gia các hoạt động teambuilding rèn sức khỏe, sự khéo léo và tinh thần đoàn kết tập thể qua các hoạt động:
- Chuyền bóng tiếp sức
- Nhảy bao bố.
- Ai nhanh hơn.
Kết thúc các hoạt động trong phần 2, các em học sinh tạm nghỉ ngơi, ăn nhẹ (Đồ ăn các lớp tự túc chuẩn bị).
PHẦN 3: CHƯƠNG TRÌNH SÂN KHẤU
1- Giao lưu văn nghệ: Các lớp chuẩn bị trước và đăng ký với ban tổ chức.
2- Rung Chuông vàng theo chủ đề tìm hiểu về môi trường.
TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH
1- Trao thưởng cho các lớp đạt điểm cao nhất trong hoạt động trải nghiệm.
2- Trao thưởng cho học sinh đạt giải trong cuộc thi Rung Chuông vàng.
3- Đại diện học sinh phát biểu cảm nghĩ và trình bày những vấn đề tiếp thu được sau buổi trải nghiệm.
4- BGH nhà trường phát biểu tổng kết chương trình và giao nhiệm vụ học tập.
KINH PHÍ THAM GIA: LIÊN HỆ
* Kinh phí bao gồm:
- Phông, bạt, loa máy, thiết bị, đạo cụ, nhân lực phục vụ tổ chức, điều hành chương trình.
- Đồ dùng, đạo cụ tổ chức chương trình, trang phục thi Rung chuông vàng (Cho học sinh lọt vào vòng chung kết), phần thưởng cho các lớp đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động trải nghiệm và học sinh đạt giải trong cuộc thi Rung chuông vàng.
- Thuốc men, phương tiện sơ cứu khẩn cấp.
* Kinh phí không bao gồm:
- Chi phí thuê trang phục biểu diễn văn nghệ.
- Chụp ảnh, quay phim ghi hình tư liệu.
- Ăn nhẹ, nước uống (Học sinh sử dụng nước uống tại trường).
- Các chi phí khác ngoài phạm vi nội dung chương trình.
Hỗ trợ khách hàng: 02253.812.868
0888.10.19.19